Tuyên truyền công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số
1. Hoạt động thương mại điện tử (TMĐT): là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Phổ biến hiện nay là hoạt động bán hàng trên các sàn giao dịch điện tử Tiki, Lazada, Shoppee… và các trang mạng xã hội Zalo, Facebook… hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số như viết ứng dụng cho Appstore (hệ điều hành iOS), CH Play (hệ điều hành Android), Youtube, Google…
2. Đối tượng: Tuyên truyền đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử.
3. Nội dung:
a. Về trách nhiệm của người nộp thuế
- Thực hiện đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 17 Luật Quản lý thuế.
- Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử cho cơ quan thuế theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 91/2022/NĐ-CP.
b. Về các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử cụ thể như sau:
- Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:
+ Lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh theo phương thức đa cấp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP).
+ Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
+ Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
+ Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký theo các quy định của Nghị định này (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2021/NĐ-CP);
+ Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;
+ Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2021/NĐ-CP).
- Vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử:
+ Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;
+ Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;
+ Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
+ Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.
- Vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử:
+ Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;
+ Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;
+ Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.
- Các vi phạm khác:
+ Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.
trốn thuế.
c. Quy định về hành vi trốn thuế: quy định tại Điều 143 Luật Quản lý thuế, trong đó lưu ý một số hành vi như sau:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này.
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
- Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
- Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
d. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế:
- Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số thuế trốn quy định tại Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.
- Quy định về xử lý hình sự đối với số tiền trốn thuế: Quy định tại khoản 47 Điều 1 Luật số 12/2017/QH14
“...Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng, nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
Tin tức khác
- (Quyết đinh số 44/2024/QĐ-UBND) Ban hành Quy định điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Danh mục TTHC và Quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư
- (Nghị định số 126/2024/NĐ-CP) Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- Một số chính sách mới có hiệu lực từ đầu tháng 10/2024
- (Quyết định số 39/2024/QĐ-UBND) Quy định về bộ đơn giá bồi thường tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh – Phần đơn giá bồi thường nhà, vật kiến trúc