Tuyên truyền phòng tránh bệnh Whitmore
Bệnh Whitmore (tên gọi khác là bệnh Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomalle gây ra. Bệnh lây sang người khi hít phải bụi bẩn hoặc nước mưa có chứa vi khuẩn hoặc qua vết trầy xước trên da khi tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, chứa hóa chất, chất thải, nhiều nhất tại vùng ao hồ, đầm lầy, đồng ruộng.
Người mắc Whitmore có thể có các triệu chứng nhiễm trùng cục bộ như: nổi những nốt sần đỏ, mưng mủ gây loét da, đau đớn và đi kèm sốt; sụt cân; đau bụng hoặc đau ngực; đau cơ hoặc đau khớp, nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng máu, các nhiễm trùng lan truyền khác. Khi bệnh nhân bị nhiễm trùng phổi do Whitmore rất dễ nhầm lẫn với bệnh lao phổi. Một số người dễ mắc bệnh hơn như người mắc bệnh sau: Bệnh tiểu đường, Bệnh gan, Bệnh thận, Bệnh thalassemia, Bệnh phổi mãn tính.
Con đường lây nhiễm chính của bệnh Whitmore
Theo các chuyên gia y tế, bệnh Whitmore là bệnh không thường gặp, không lây lan thành dịch. Song bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt ở những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch... và sốc nhiễm trùng (tỷ lệ tử vong 10-40%).
Bệnh hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Do đó người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp che chắn đường hô hấp trong môi trường khói bụi, tăng cường vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể. Người dân, đặc biệt là người có vết thương hở, vết loét, bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Khi có nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Hình ảnh tổn thương hạch ở trẻ em.
Để chủ động đối phó với bệnh Whitmore, TP chỉ đạo Phòng Y tế thành phố và các phòng khám tư nhân trên địa bàn tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh Whitmore tại cộng đồng, các phòng ban liên quan thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo quy định và triển khai hiệu quả hệ thống giám sát bệnh dựa vào sự kiện (EBS) tại phòng khám, phòng xét nghiệm và cộng đồng. Rà soát, chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị để sẵn sàng tiếp nhận và điều trị các ca bệnh Whitmore đồng thời tập huấn nâng cao chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế trong chẩn đoán và điều trị bệnh Whitmore. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh Whitmore, triển khai ngay các biện pháp xử lý ổ dịch kịp thời. Duy trì hiệu quả công tác hoạt động giám sát phát hiện bệnh dựa vào sự kiện (EBS). Tăng cường công tác truyền thông, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân trên địa bàn về bệnh Whitmore và các biện pháp phòng tránh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Tăng cường giám sát, theo dõi tình hình bệnh tại địa phương và báo cáo kịp thời theo quy định.
Tin tức khác
- (Quyết đinh số 44/2024/QĐ-UBND) Ban hành Quy định điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Danh mục TTHC và Quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư
- (Nghị định số 126/2024/NĐ-CP) Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- Một số chính sách mới có hiệu lực từ đầu tháng 10/2024
- (Quyết định số 39/2024/QĐ-UBND) Quy định về bộ đơn giá bồi thường tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh – Phần đơn giá bồi thường nhà, vật kiến trúc