Công đoàn Việt Nam các cấp có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?

Tại Điều 88 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về trách nhiệm của công đoàn Việt Nam trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:

Trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam các cấp
1. Tổ chức vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ sở; tổ chức các phong trào thi đua về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Tham gia, hỗ trợ, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
3. Tiếp nhận, tổng hợp khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về thực hiện dân chủ ở cơ sở để chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo dõi, giám sát quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
4. Thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở của đoàn viên công đoàn.
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

Căn cứ theo quy định hiện hành, Công đoàn Việt Nam có trách nhiệm tổ chức vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ sở; tổ chức các phong trào thi đua về thực hiện dân chủ ở cơ sở; tham gia, hỗ trợ, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị và các nhiệm vụ khác do pháp luật quy định.

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 1354