Tuyên truyền, kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2023)

Công đoàn Việt Nam, sơ khai là Công hội Ba Son và tiền thân là tổ chức Công hội đỏ Bắc Kỳ được thành lập ngày 28 tháng 7 năm 1929 tại số nhà 15, phố Hàng Nón, Hà Nội. Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ ra đời có ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào công nhân và sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.
Kỷ niệm 94 Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2023).
Chào mừng kỷ niệm 94 năm thành lập công đoàn Việt Nam

 
Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định lấy ngày 28/07/1929, ngày họp đại hội thành lập Tổng Công Hội đỏ đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam, làm ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam. Đại hội đại biểu Công Đoàn toàn quốc lần V (tháng 11/1983) họp tại thủ đô Hà Nội đã nhất trí thông qua nghị quyết lấy ngày 28/07/1929 làm ngày thành lập Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
 
Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công Đoàn Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau để phù hợp với nhiệm vụ từng giai đoạn:
  • Công Hội đỏ (1929 – 1935)
  • Nghiệp đoàn Ái Hữu (1936 – 1939)
  • Công nhân Phản Đế (1939 – 1941)
  • Công nhân cứu quốc (1941 – 1945)
  • Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1946 – 1961)
  • Tổng Công Đoàn Việt Nam (1961 – 1988)
  • Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1961 đến nay)
 Kỷ niệm 94 Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2023). 1
 Số nhà 15 Hàng Nón, nơi diễn ra Hội nghị thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, 28/7/1929. 

 
Trong chặng đường lịch sử của đất nước, Công đoàn Việt Nam đã trưởng thành về mọi mặt, có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh; Tổ chức công đoàn được củng cố, phát triển, số lượng đoàn viên và công đoàn cơ sở tăng nhanh, đội ngũ cán bộ phát triển cả về số lượng và chất lượng; phối hợp ngày càng hiệu quả với các cấp chính quyền, các tổ chức và người sử dụng lao động, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong đơn vị; Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tiếp tục được đổi mới, đa dạng hoá, hướng về cơ sở…
Hiện nay Công đoàn tiếp tục đổi mới mô hình, cách làm sáng tạo, hoạt động thiết thực trong chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNCNV theo Nghị quyết số 02/NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. 

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 413